Decoration, Mẹo vặt, Tư vấn

HƯỚNG DẪN VẼ PHỐI CẢNH ANIME CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

vẽ phối cảnh anime

Nói một cách đơn giản, vẽ phối cảnh anime là vật thể nằm cách xa người xem sẽ trông nhỏ hơn so với vật thể nằm gần người xem.

Trong nghệ thuật, bạn cần áp dụng đúng quy tắc phối cảnh, vì nó mang lại chiều sâu cho hình ảnh 2D.

Trong bài viết này, bạn hãy cùng Veikk sẽ khám phá những quy tắc vẽ phối cảnh anime và manga

Vẽ phối cảnh anime và manga

vẽ phối cảnh anime

Vẽ căn phòng và nhân vật anime theo phối cảnh.

Cảnh như trên khá phổ biến trong manga và anime.

Muốn vẽ căn phòng theo đúng phối cảnh như trên, bạn cần nắm vững kiến thức về phối cảnh. Bài viết vẫn rất hữu ích ngay cả khi bạn không quan tâm đến anime. Bạn chỉ thích phác thảo, nhưng lại “mù mờ” về phối cảnh.

Tham khảo một số sản phẩm sách dạy vẽ

+ Hay Vẽ Thì Vẽ Hay Tập 1: Biến Hóa Từ Hình Khối

+ Hay Vẽ Thì Vẽ Hay Tập 2: Các Con Vật Đáng Yêu

Những quy tắc phối cảnh cơ bản

vẽ phối cảnh anime

Ví dụ về vẽ phối cảnh.

Trên đây là ví dụ về quy tắc phối cảnh cơ bản. Vật thể càng lùi ra xa sẽ càng nhỏ lại.

Bạn có thể vẽ tiếp khối hộp lùi xa dần giữa các đường phối cảnh cho đến khi chúng biến thành dấu chấm.

Vẽ không theo phối cảnh

vẽ phối cảnh anime

Vẽ theo phối cảnh và không theo phối cảnh.

Khối hộp thường có các cạnh dài bằng nhau. Nhưng trong hình minh họa trên, bạn thấy các cạnh của khối hộp thứ nhất (vẽ theo phối cảnh) càng lùi xa càng nhỏ lại như thế nào.

Khối hộp thứ hai (vẽ không theo phối cảnh) có kích thước mặt trước và mặt sau bằng nhau. Vì vậy, nó trông méo mó kỳ dị.

Đường chân trời

Như đã đề cập ở trên, phối cảnh là vật thể càng lùi xa càng nhỏ lại. Vật thể trong bức vẽ biến mất tại một điểm. Hoặc biến thành dấu chấm gọi là điểm tụ. Trong phối cảnh 1 và 2 điểm tụ, chúng nằm trên đường chân trời, gọi là đường tầm mắt.

Sở dĩ được gọi là “đường tầm mắt” là vì nó là vị trí tương quan giữa mắt người xem và cảnh vật trong bức tranh nếu người xem hiện diện ở đó. Hãy tưởng tượng bạn đang ngắm bức tranh bên ngoài cửa sổ.

Đường chân trời nằm phía trên vật thể ở hầu hết ví dụ trong bài viết. Nhưng bạn cần biết rằng nó cũng có thể nằm phía dưới hoặc phía sau vật thể. Vị trí phụ thuộc vào mắt người xem đặt ở đâu. Nếu bạn nhìn vật thể từ trên xuống, đường chân trời sẽ nằm phía trên nó. Còn nếu bạn nhìn vật thể từ dưới lên, đường chân trời sẽ nằm phía dưới. Và nó sẽ nằm phía sau nếu bạn nhìn thẳng vào vật thể.

Ba loại phối cảnh

Phối cảnh có tổng cộng ba loại. Phối cảnh 1 điểm tụ phối cảnh 2 điểm tụ như đã đề cập trước đó. Ít phổ biến và cũng phức tạp nhất là phối cảnh 3 điểm tụ.

Phối cảnh 1 điểm tụ

vẽ phối cảnh anime

Vẽ phối cảnh 1 điểm tụ.

Phối cảnh 1 điểm tụ là dễ vẽ nhất, vì chỉ có 1 điểm tụ. Áp dụng phối cảnh này khi bạn nhìn thẳng vào vật thể, hoặc vật thể hướng thẳng về phía người xem.

Phối cảnh 2 điểm tụ

vẽ phối cảnh anime

Vẽ phối cảnh 2 điểm tụ.

Ở loại phối cảnh này, 2 điểm tụ luôn nằm trên đường chân trời. Và đây có lẽ là phối cảnh phổ biến nhất. Áp dụng cho hầu hết vật thể hoặc cảnh vật.

Phối cảnh 3 điểm tụ

vẽ phối cảnh anime

Vẽ phối cảnh 3 điểm tụ.

Phối cảnh 3 điểm tụ thường được áp dụng khi vẽ vật thể lớn, chẳng hạn như nhà cửa.

Điểm tụ thứ 3 cũng có thể nằm phía trên vật thể. Ví dụ, khi nhìn tòa nhà từ dưới lên, phần trên sẽ trông nhỏ hơn nhiều so với phần dưới.

Vùng vẽ và điểm tụ

Trong nhiều trường hợp, điểm tụ và đường chân trời có thể nằm ngoài vùng vẽ thực tế. Điều này thoạt nghe có vẻ khó hiểu, nhưng chỉ cần xem qua các ví dụ trong bài viết này, bạn sẽ thấy có vật thể được vẽ nhỏ lại để cho thấy đường phối cảnh. Nếu thêm đường phối cảnh vào vật thể lớn hơn, bạn thấy điểm tụ không nằm trong khung vẽ.

Tầm quan trọng của đường tầm mắt

vẽ phối cảnh anime

Vẽ đường tầm mắt.

Ở ví dụ trên, bạn thấy vật thể thay đổi diện mạo ra sao trong mắt người xem. Bạn có thể tự mình kiểm chứng điều này bằng cách đặt tờ giấy trên sàn nhà. Sau đó, giữ nguyên vị trí của nó và đưa lên cao tới ngang tầm mắt. Càng tiến gần đến tầm mắt, tờ giấy càng hẹp lại cho đến khi biến thành một đường thẳng (nếu bạn nhìn thẳng vào cạnh giấy). Hiệu ứng tương tự sẽ xảy ra nếu bạn cầm tờ giấy lên cao quá đầu, rồi hạ nó xuống (nhìn mặt dưới tờ giấy).

vẽ phối cảnh anime

Vẽ ca uống nước theo phối cảnh.

Nếu vẽ ca uống nước này theo đúng phối cảnh, đáy ca sẽ được vẽ tròn hơn (giãn ra theo chiều dọc hơn so với miệng ca) do trong trường hợp này, ca uống nước nằm dưới tầm mắt người xem người xem. Và vì vậy, miệng ca sẽ nằm gần tầm mắt người xem. Ngược lại, miệng ca sẽ tròn hơn nếu ca uống nước nằm trên tầm mắt người xem.

vẽ phối cảnh anime

Miệng ca và đáy ca.

Nếu bạn sử dụng đường gióng như minh họa ở trên, đồng thời vẽ đường phối cảnh và điểm tụ một cách chính xác, bức vẽ sẽ tự khắc đúng về mặt cấu trúc. Nhưng nếu bạn vẽ một cảnh có nhiều chủ thể hoặc khung hình manga, thì cứ mỗi lần như thế, vẽ ra hết đường gióng sẽ mất nhiều thời gian. Hãy ghi nhớ điều này và vẽ sao cho phù hợp khi bạn vẽ không có đường gióng.

Cách vẽ phối cảnh anime và manga

vẽ phối cảnh anime

Vẽ căn phòng theo phối cảnh 1 điểm tụ.

Phòng ngủ trên (khá phổ biến trong manga và anime) được vẽ theo phối cảnh 1 điểm tụ. Nếu thêm đường phối cảnh cho đồ vật trong hình, bạn thấy chúng hội tụ tại một điểm (điểm tụ).

Nhiều cảnh trong manga hay anime cũng được vẽ theo phối cảnh như ví dụ trên. Phòng ốc, đồ đạc, đường phố, nhà cửa, và thậm chí cả con người đều trông cân đối, hài hòa hơn nhiều nhờ được vẽ theo đúng phối cảnh.

Phối cảnh khi vẽ nhân vật anime

vẽ phối cảnh anime

Vẽ phối cảnh anime và nhân vật anime.

Ví dụ cơ bản nhất về vẽ phối cảnh anime là nhân vật đứng ở phía trước trông lớn hơn nhân vật đứng ở phía sau.

Muốn biết nhân vật đứng ở phía trước lớn hơn bao nhiêu so với nhân vật đứng ở phía sau. Bạn áp dụng phương pháp sau:

  1. Vẽ đường thẳng đứng cao bằng nhân vật (màu đỏ).
  2. Vẽ hai đường phối cảnh (màu xanh) từ điểm tụ, mỗi đường chạm vào điểm đầu và điểm cuối đường cao.
  3. Vẽ đường thẳng đứng thứ hai (màu đỏ) giữa hai đường phối cảnh.
  4. Vẽ đường ngang từ đường cao thứ hai đến vị trí bất kỳ trong hình, rồi vẽ nhân vật giữa những đường này.

Lưu ý phương pháp này chỉ hiệu quả khi nhân vật ở cùng một vị trí. Mặc dù không chính xác 100%, nhưng nó giúp bạn tránh sai sót nếu áp dụng đúng cách.

Nếu muốn ước tính kích thước của nhân vật ở vị trí khác với ban đầu, bạn vẽ nhân vật ở cùng vị trí, rồi vẽ ở vị trí khác dựa theo tỷ lệ ở vị trí ban đầu.

vẽ phối cảnh anime

Vẽ cú đấm theo phối cảnh.

Ví dụ phức tạp hơn sẽ đại loại như cú đấm xuất hiện trước mặt bạn (như hình vẽ ở trên). Điều này có thể đạt được bằng cách vẽ nắm đấm lớn hơn nhiều so với các bộ phận cơ thể còn lại của nhân vật.

Nếu muốn xem ví dụ thực tế, bạn chỉ cần giơ tay lên mặt. Lưu ý nó lớn như thế nào so với những vật thể khác do phối cảnh.

Học vẽ phối cảnh anime

Nếu trước đây chưa từng nghe nói đến phối cảnh, bạn sẽ cảm tưởng như có quá nhiều thứ cần học, nhưng bạn đừng vì thế mà nản lòng. Vẽ phối cảnh anime không phức tạp lắm đâu. Nếu kiên trì luyện vẽ một thời gian, bạn có thể vẽ mọi thứ theo đúng phối cảnh mà thậm chí không nhận ra. Do đã nắm vững phần nào quy tắc phối cảnh, bạn áp dụng một cách có dụng ý vào tác phẩm nghệ thuật.

Nguồn: animeoutline

Tham khảo một số sản phẩm sách dạy vẽ

 Hay Vẽ Thì Vẽ Hay Tập 1: Biến Hóa Từ Hình Khối Hay Vẽ Thì Vẽ Hay Tập 2: Các Con Vật Đáng Yêu

Related Posts