Trong bài viết này, Veikk hướng dẫn từng bước cách vẽ căn phòng theo phối cảnh 1 điểm. Ví dụ, phòng ngủ như trong bài viết này. Tuy nhiên, các nguyên tắc cũng áp dụng tương tự khi vẽ căn phòng khác với những đồ đạc khác nhau.
Bài viết đặc biệt hữu ích khi vẽ background cho manga và anime. Nhưng cũng có thể áp dụng được cho các loại hình nghệ thuật khác.
Phối cảnh 1 điểm
Phối cảnh 1 điểm có nghĩa là 1 điểm biến mất. Điểm biến mất có nghĩa là điểm mà tại đó các vật thể trong bức vẽ nhỏ dần thành dấu chấm hoặc biến mất.
Trước khi bắt tay vào vẽ
Nếu dự định vẽ trên giấy, nhớ đi nét nhạt cho dễ tẩy xóa.
Còn nếu vẽ kỹ thuật số, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ muốn xóa đường gióng/đường phối cảnh, cũng như phần đồ vật bị đồ vật khác che khuất.
Bước 1 – Vẽ căn phòng
Đầu tiên, vẽ đường biểu thị đường tầm mắt. Đường tầm mắt, hay còn gọi là đường chân trời, là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn. Đường biến mất sẽ nằm trên đường này, chính giữa bức vẽ.
Tiếp theo, vẽ bức tường phía sau (trong trường hợp này là hình chữ nhật). Từ điểm biến mất, vẽ đường thẳng đi qua mỗi góc của hình chữ nhật cho đến tận lề trang. Xóa đường phối cảnh bên trong bức tường hình chữ nhật sau khi vẽ xong (chừa lại đường chân trời).
Lúc này bạn đã có trong tay bức vẽ căn phòng trống.
Bước 2 – Vẽ đồ đạc trong phòng
Muốn đặt tất cả đồ đạc vào đúng vị trí, bạn vẽ toàn bộ từng món đồ ngay cả khí chúng bị che khuất một phần bởi đồ đạc khác trong phòng.
Trước tiên, vẽ đồ đạc phía sau căn phòng. Để thực hiện điều này, bạn vẽ mặt trước của đồ đạc. Kế đến, chiếu các đường phối cảnh lên mỗi góc. Tiếp theo, vẽ mặt sau dựa trên đường phối cảnh.
Tiếp tục vẽ phác thảo tổng thể những đồ đạc khác trong phòng cho đến khi bạn bố trí xong đồ đạc. Không đi sâu vào vẽ chi tiết. Bạn cần bố trí đồ đạc đâu ra đó nhằm tránh phải tẩy xóa nhiều hơn mức cần thiết trong trường hợp mắc sai sót.
Vẽ bàn làm việc.
Bước 3 – Vẽ ghế ngồi máy tính
Đầu tiên, vẽ mặt trước của ghế ngồi (kiểu như hình bóng). Tiếp theo, chiếu các đường phối cảnh lên chúng, rồi dựa vào mặt trước để vẽ mặt sau ghế.
Dựa vào hình minh họa trên để bo tròn các góc trên mặt dưới/mặt sau ghế sao cho chính xác.
Làm dày phần chân ghế bằng cách vẽ đường viền bao quanh đường gióng ban đầu.
Vẽ lưng ghế bằng cách vẽ mặt trước, rồi chiếu các đường phối cảnh lên nó.
Đầu tiên, vẽ bộ phận kết nối ghế ngồi với lưng ghế bằng những đường nét sắc cạnh.
Bo tròn các góc. Xóa đường gióng.
Bước 4 – Vẽ chi tiết đồ đạc trong phòng
Dựa vào đường gióng/đường phối cảnh để vẽ chi tiết đồ đạc.
Để vẽ cửa tủ (thực chất là kẻ đường phân chia giữa chúng), bạn vẽ hình chữ “X” trên cửa tủ từ góc này sang góc đối diện bên kia. Điểm giao nhau sẽ là đường phân chia giữa các cửa tủ.
Để vẽ tay nắm cửa tủ, trước tiên bạn vẽ hình chữ nhật nhỏ theo đúng phối cảnh trên cửa tủ. Sau đó, vẽ tay nắm cửa gắn vào bốn góc của hình chữ nhật.
Một lần nữa, dựa vào đường phối cảnh để vẽ cửa trượt tủ.
Bước 5 – Vẽ chi tiết giường ngủ
Vẽ giường ngủ dựa theo khối lăng trụ chữ nhật (hình chữ nhật 3D).
Bo tròn các góc. Điểm xuyết thêm một vài nếp gấp.
Bước 6 – Vẽ cửa sổ và rèm cửa
Sau cùng, vẽ cửa sổ và rèm cửa.
Ở đây, cửa sổ và rèm cửa không cần vẽ theo phối cảnh. Do đó, bạn thấy sao vẽ vậy.
Lời kết
Học vẽ phối cảnh tuy khó và mất nhiều thời gian. Nhưng về cơ bản, đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu bạn muốn trở thành họa sĩ chuyên nghiệp. Vẽ manga và anime cũng không ngoại lệ. Nếu bạn chịu khó học vẽ phối cảnh, nó chắc chắn khiến cho tác phẩm của bạn trở nên ấn tượng, mãn nhãn hơn nhiều nhờ mang lại chiều sâu cho hình ảnh 2D.
Nguồn: animeoutline
Tham khảo các sản phẩm công nghệ tại Veikk